Home » tin-tuc-tong-hop
Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013
Kinh doanh máy bay điều khiển - thành công của vị giám đốc 8x
Không chỉ thành công với việc xuất khẩu máy bay điều khiển sang châu Âu, vị giám đốc 8x ấy còn muốn sản xuất máy bay điều khiển phục vụ đặc biệt cho công an
Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Điều khiển tự động tại Pháp, từ chối những lời mời hấp dẫn với mức lương cao "ngất ngưởng", chàng trai ấy quyết định về Việt Nam đem theo cái ý định "ngông cuồng": Mở công ty sản xuất máy bay điều khiển xuất khẩu. Và không chỉ thành công với những lô hàng đầu tiên xuất sang châu Âu, anh còn mang "tham vọng" làm ra những chiếc máy bay mô hình phục vụ công tác huấn luyện của bộ đội và nghiệp vụ trinh sát trong ngành Công an.
Phạm Gia Vinh trong một lần thử nghiệm chiếc máy bay điều khiển mô hình P47.
Thành công với máy bay điều khiển từ xa "Made in Vietnam "
Phạm Gia Vinh sinh năm 1983 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống làm ngoại giao (mẹ là Tham tán Đại sứ quán Đức) nên từ nhỏ Phạm Gia Vinh đã theo bố mẹ sang Đức, nhanh chóng nắm bắt nền công nghiệp hàng đầu thế giới và bắt đầu đam mê máy bay điều khiển. "Tôi tới một cửa hàng ở Đức, thấy người ta bán rất nhiều máy bay mô hình. Tôi ngắm chúng rất lâu, và tôi nghĩ, tại sao mình không tự làm ra chúng và khiến chúng bay được" - anh tâm sự.
Vậy là sau khi tốt nghiệp THPT, anh Vinh sang Pháp học Học viện Khoa học ứng dụng quốc gia Pháp (INSA de Rennes), chuyên ngành Điều khiển tự động để có thể thực hiện được ước mơ của mình. Trong suốt 5 năm học, anh làm Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng không của trường, được cấp chứng chỉ huấn luyện viên và bay biểu diễn. Thời gian thực tập, anh làm việc cho Công ty MID - đơn vị chuyên về sản xuất máy bay điều khiển từ xa hình hàng đầu thế giới.
Tốt nghiệp đại học, anh tiếp tục học chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Paris 12, càng khao khát về những chiếc máy bay có thể bay được trên bầu trời. Với vốn kinh nghiệm và một chút tiếng tăm trên đất Pháp, anh được nhiều đơn vị mời gọi về làm việc với mức lương hấp dẫn, trong đó có MID. Từ chối tất cả bởi tâm lí không muốn "làm thuê", anh trở về Việt Nam với tham vọng làm "ông chủ" và đặc biệt là có thể đóng góp được nhiều hơn cho ngành công nghiệp non trẻ này trong nước. Năm 2008, anh thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu và Phát triển Đông Giang, trở thành Giám đốc ở tuổi 25.
Số vốn ban đầu 700 triệu đủ để công ty có một sự khởi đầu suôn sẻ. Lô hàng đầu tiên - 30 chiếc máy bay điều khiển đã được xuất khẩu sang Pháp, mang về 4.500 USD. Hiện tại, công ty của anh được MID lựa chọn là đối tác liên danh để xuất khẩu hàng sang châu Âu.
Máy bay mô hình, với Phạm Gia Vinh, đó không chỉ là đam mê mà còn là một công việc thực sự giúp anh kiếm ra tiền. Thế nhưng, anh cũng bảo, đó là một công việc khó khăn và không dễ kiếm tiền. Những cuộc bay thử nghiệm, máy bay rơi, thiệt hại không phải là nhỏ, bởi lẽ các thiết bị lắp đặt đều là nhập khẩu, rất đắt tiền.
Ngay cả khi, trong suốt năm 2009, suy thoái kinh tế thế giới khiến chi tiêu cho giải trí cắt bớt, công ty của anh hầu như không xuất được đơn hàng nào thì ông chủ trẻ tuổi ấy vẫn không hề nản chí. Điều hành một công ty riêng, điều khó nhất là kinh nghiệm quản lí, mà cái đó thì anh chưa có. Vậy là anh tự học, tự mày mò nghiên cứu. Anh tự thiết kế các mẫu máy bay, trực tiếp xuống xưởng làm việc cùng công nhân, hướng dẫn họ cách lắp ráp.
"Về nguyên lí, sản xuất máy bay điều khiển cũng giống như máy bay ứng dụng, bởi thế cần phải có đội ngũ công nhân, kĩ sư trình độ tay nghề cao. Tuy nhiên, số thợ đáp ứng được yêu cầu đó không phải là nhiều. Bởi vậy, tôi phải vừa làm vừa hướng dẫn anh em bằng những kiến thức mình có để làm ra những sản phẩm tốt nhất" - anh chia sẻ.
Vinh vẫn còn nhớ rất rõ kỉ niệm về chiếc máy bay đầu tiên. Thông thường để làm được một chiếc máy bay mô hình hoàn chỉnh, người ta phải mất khoảng một tháng. Thế nhưng, vì cần gấp cho cuộc thi, anh đã phải làm việc cả ngày lẫn đêm và lập được "kỷ lục": Hoàn thiện nó chỉ sau một tuần.
Sẽ sản xuất máy bay điều khiển tự động nhỏ phục vụ công tác An ninh, quốc phòng
Máy bay điều khiển là sản phẩm rất tiềm năng ở Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu giải trí, đặc biệt ở lớp thanh thiếu niên. Việt Nam chỉ có một vài đơn vị sản xuất máy bay điều khiển: VMAR, VQ, Nguyễn Toy…
Riêng Công ty Đông Giang của Phạm Gia Vinh giữ vị trí độc tôn tại miền Bắc. Anh cho biết, trước mắt, hướng đi của công ty vẫn là xuất khẩu sang châu Âu thông qua đối tác là Công ty MID. Thị trường nội địa sẽ được chú ý từng bước. Không chỉ là ông chủ trẻ tuổi, Phạm Gia Vinh hiện còn là người quản lí diễn đàn www:clbmohinh.com - diễn đàn lớn nhất Việt Nam quy tụ những người đam mê máy bay mô hình. Hiện nay diễn đàn có khoảng 5.000 thành viên, độ tuổi từ 6 tới 86. Hằng tuần, các thành viên của câu lạc bộ đều tổ chức bay thử tại hai địa điểm: sân bay quân sự Gia Lâm, trường bắn Miếu Môn.
Nói về kế hoạch tương lai, anh nói, sắp tới công ty sẽ tập trung sản xuất các loại máy bay điều khiển tự động loại nhỏ phục vụ cho công tác huấn luyện quốc phòng, chủ yếu là để trinh thám, quan trắc. Hiện tại, Công ty Đông Giang đã nhận được đơn đặt hàng từ một số đơn vị quốc phòng.
Nói về dự định trong tương lai, Vinh cho biết: Ngoài phục vụ quốc phòng, công ty cũng đang nung nấu ý định sản xuất loại máy bay mô hình phục vụ ngành Công an. Đó là loại máy bay điều khiển tự động nhỏ, không người lái, có thể sử dụng vào nghiệp vụ trinh sát, theo dõi đối tượng từ trên không, hoặc giám sát đối tượng ở những vị trí mà người thường rất khó tiếp cận. "Để làm được điều này quả thật không dễ nhưng đã bắt tay làm thì phải cố gắng đến tận cùng" - Phạm Gia Vinh khẳng định
Phạm Gia Vinh trong một lần thử nghiệm chiếc máy bay điều khiển mô hình P47.
Thành công với máy bay điều khiển từ xa "Made in Vietnam "
Phạm Gia Vinh sinh năm 1983 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống làm ngoại giao (mẹ là Tham tán Đại sứ quán Đức) nên từ nhỏ Phạm Gia Vinh đã theo bố mẹ sang Đức, nhanh chóng nắm bắt nền công nghiệp hàng đầu thế giới và bắt đầu đam mê máy bay điều khiển. "Tôi tới một cửa hàng ở Đức, thấy người ta bán rất nhiều máy bay mô hình. Tôi ngắm chúng rất lâu, và tôi nghĩ, tại sao mình không tự làm ra chúng và khiến chúng bay được" - anh tâm sự.
Vậy là sau khi tốt nghiệp THPT, anh Vinh sang Pháp học Học viện Khoa học ứng dụng quốc gia Pháp (INSA de Rennes), chuyên ngành Điều khiển tự động để có thể thực hiện được ước mơ của mình. Trong suốt 5 năm học, anh làm Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng không của trường, được cấp chứng chỉ huấn luyện viên và bay biểu diễn. Thời gian thực tập, anh làm việc cho Công ty MID - đơn vị chuyên về sản xuất máy bay điều khiển từ xa hình hàng đầu thế giới.
Tốt nghiệp đại học, anh tiếp tục học chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Paris 12, càng khao khát về những chiếc máy bay có thể bay được trên bầu trời. Với vốn kinh nghiệm và một chút tiếng tăm trên đất Pháp, anh được nhiều đơn vị mời gọi về làm việc với mức lương hấp dẫn, trong đó có MID. Từ chối tất cả bởi tâm lí không muốn "làm thuê", anh trở về Việt Nam với tham vọng làm "ông chủ" và đặc biệt là có thể đóng góp được nhiều hơn cho ngành công nghiệp non trẻ này trong nước. Năm 2008, anh thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu và Phát triển Đông Giang, trở thành Giám đốc ở tuổi 25.
Số vốn ban đầu 700 triệu đủ để công ty có một sự khởi đầu suôn sẻ. Lô hàng đầu tiên - 30 chiếc máy bay điều khiển đã được xuất khẩu sang Pháp, mang về 4.500 USD. Hiện tại, công ty của anh được MID lựa chọn là đối tác liên danh để xuất khẩu hàng sang châu Âu.
Máy bay mô hình, với Phạm Gia Vinh, đó không chỉ là đam mê mà còn là một công việc thực sự giúp anh kiếm ra tiền. Thế nhưng, anh cũng bảo, đó là một công việc khó khăn và không dễ kiếm tiền. Những cuộc bay thử nghiệm, máy bay rơi, thiệt hại không phải là nhỏ, bởi lẽ các thiết bị lắp đặt đều là nhập khẩu, rất đắt tiền.
Ngay cả khi, trong suốt năm 2009, suy thoái kinh tế thế giới khiến chi tiêu cho giải trí cắt bớt, công ty của anh hầu như không xuất được đơn hàng nào thì ông chủ trẻ tuổi ấy vẫn không hề nản chí. Điều hành một công ty riêng, điều khó nhất là kinh nghiệm quản lí, mà cái đó thì anh chưa có. Vậy là anh tự học, tự mày mò nghiên cứu. Anh tự thiết kế các mẫu máy bay, trực tiếp xuống xưởng làm việc cùng công nhân, hướng dẫn họ cách lắp ráp.
"Về nguyên lí, sản xuất máy bay điều khiển cũng giống như máy bay ứng dụng, bởi thế cần phải có đội ngũ công nhân, kĩ sư trình độ tay nghề cao. Tuy nhiên, số thợ đáp ứng được yêu cầu đó không phải là nhiều. Bởi vậy, tôi phải vừa làm vừa hướng dẫn anh em bằng những kiến thức mình có để làm ra những sản phẩm tốt nhất" - anh chia sẻ.
Vinh vẫn còn nhớ rất rõ kỉ niệm về chiếc máy bay đầu tiên. Thông thường để làm được một chiếc máy bay mô hình hoàn chỉnh, người ta phải mất khoảng một tháng. Thế nhưng, vì cần gấp cho cuộc thi, anh đã phải làm việc cả ngày lẫn đêm và lập được "kỷ lục": Hoàn thiện nó chỉ sau một tuần.
Sẽ sản xuất máy bay điều khiển tự động nhỏ phục vụ công tác An ninh, quốc phòng
Máy bay điều khiển là sản phẩm rất tiềm năng ở Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu giải trí, đặc biệt ở lớp thanh thiếu niên. Việt Nam chỉ có một vài đơn vị sản xuất máy bay điều khiển: VMAR, VQ, Nguyễn Toy…
Riêng Công ty Đông Giang của Phạm Gia Vinh giữ vị trí độc tôn tại miền Bắc. Anh cho biết, trước mắt, hướng đi của công ty vẫn là xuất khẩu sang châu Âu thông qua đối tác là Công ty MID. Thị trường nội địa sẽ được chú ý từng bước. Không chỉ là ông chủ trẻ tuổi, Phạm Gia Vinh hiện còn là người quản lí diễn đàn www:clbmohinh.com - diễn đàn lớn nhất Việt Nam quy tụ những người đam mê máy bay mô hình. Hiện nay diễn đàn có khoảng 5.000 thành viên, độ tuổi từ 6 tới 86. Hằng tuần, các thành viên của câu lạc bộ đều tổ chức bay thử tại hai địa điểm: sân bay quân sự Gia Lâm, trường bắn Miếu Môn.
Nói về kế hoạch tương lai, anh nói, sắp tới công ty sẽ tập trung sản xuất các loại máy bay điều khiển tự động loại nhỏ phục vụ cho công tác huấn luyện quốc phòng, chủ yếu là để trinh thám, quan trắc. Hiện tại, Công ty Đông Giang đã nhận được đơn đặt hàng từ một số đơn vị quốc phòng.
Nói về dự định trong tương lai, Vinh cho biết: Ngoài phục vụ quốc phòng, công ty cũng đang nung nấu ý định sản xuất loại máy bay mô hình phục vụ ngành Công an. Đó là loại máy bay điều khiển tự động nhỏ, không người lái, có thể sử dụng vào nghiệp vụ trinh sát, theo dõi đối tượng từ trên không, hoặc giám sát đối tượng ở những vị trí mà người thường rất khó tiếp cận. "Để làm được điều này quả thật không dễ nhưng đã bắt tay làm thì phải cố gắng đến tận cùng" - Phạm Gia Vinh khẳng định
Bài viết liên quan
gfhff