Home » may-bay-tang-hinh
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013
Máy bay tàng hình thế hệ mới đang được TQ phát triển?
(May bay dieu khien) - Máy bay tàng hình thế hệ mới đang được TQ phát triển?. Tin tức tổng hợp toàn cảnh máy bay chiến đấu, máy bay điều khiển
Một số chuyên gia nước ngoài đã phân tích, cũng giống như máy bay điều khiển chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-31, không lâu sau, loại máy bay ném bom này cũng sẽ “hiện thân”. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lí Lợi đã cho biết trong một buổi phỏng vấn của “Nhân dân nhật báo”, máy bay ném bom tàng hình là “Vua” của không quân mỗi nước, nghiên cứu và phát triển thành công nó chính là sự kiểm nghiệm trình độ công nghiệp quốc phòng của một đất nước.
Bất cứ một cường quốc nào cũng muốn trang bị một loại máy bay điều khiển ném bom chiến lược tàng hình. Từ trước đến nay, chỉ có Mỹ và Nga là sở hữu máy bay ném bom chiến lược, nhưng máy bay Nga không có tính năng tàng hình như máy bay Mỹ. Đối với Trung Quốc, từ trước đến nay chỉ có mỗi máy bay ném bom tầm trung H-6, vì vậy giới công nghiệp quốc phòng thế giới không thừa nhận Trung Quốc có đủ trình độ này.
Bất cứ một cường quốc nào cũng muốn trang bị một loại máy bay điều khiển ném bom chiến lược tàng hình. Từ trước đến nay, chỉ có Mỹ và Nga là sở hữu máy bay ném bom chiến lược, nhưng máy bay Nga không có tính năng tàng hình như máy bay Mỹ. Đối với Trung Quốc, từ trước đến nay chỉ có mỗi máy bay ném bom tầm trung H-6, vì vậy giới công nghiệp quốc phòng thế giới không thừa nhận Trung Quốc có đủ trình độ này.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 của Mỹ
Ông Lí Lợi thẳng thắn cho biết, bất cứ một khâu nào, từ vật liệu, công nghệ, động lực cho đến tính năng tàng hình của máy bay điều khiển ném bom chiến lược đều là những vấn đề nan giải đối với mỗi nước. Hiện Trung Quốc mới chỉ đang mò mẫm đi trên con đường này, thời gian để hoàn thành chiếc máy bay ném bom chiến lược đầu tiên còn rất xa.
Lấy ví dụ như loại máy bay điều khiển ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit của hãng Northrop Grumman - Mỹ. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa 150 tấn, tải trọng bom đạn hơn 20 tấn, phạm vi hành trình tối đã (không cần tiếp dầu) là 12.000km, nếu tiếp dầu 1 lần là trên 18.000km. Như vậy, nó có thể đến bất cứ nơi nào trên thế giới, có khả năng tác chiến trên phạm vi toàn cầu.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 của Nga
Tuy B-2 có kích thước rất lớn nhưng nhờ tính năng tàng hình cùng với trần bay cao tối đa 19km B-2, các loại radar và hệ thống phòng không của địch cần phải có tính năng cực kỳ ưu việt mới có khả năng phát hiện và bắn hạ được nó. Bởi vậy cho đến nay, B-2 vẫn chưa có đối thủ trong làng máy bay ném bom chiến lược.
Máy bay điều khiển ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 của Nga tuy có trọng lượng bom đạn lớn gần gấp đôi B-2 (40 tấn) nhưng không sánh được với B-2 về tính năng tàng hình, còn Tu-95 của Nga tuy phạm vi hành trình có lớn hơn B-2 một chút (16.000km so với 12.000km) nhưng lại thua kém về tải trọng bom đạn (15 tấn/20 tấn) và cả tính năng tàng hình.
Bài viết liên quan
gfhff