Home » may-bay-tang-hinh
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
F-22 “Raptor” - chim ăn thịt tàng hình của Mỹ
(May bay dieu khien) - Giới thiệu chiếc F-22 “Raptor” - được mệnh danh là chim ăn thịt tàng hình của Mỹ. Tin tức máy bay, máy bay điều khiển
Trong chiến thuật mới, đơn vị chiến thuật là biên đội F-22 với số lượng ít, nên cơ cấu biên đội này được xây dựng theo định hướng tấn công mục tiêu từ hướng bất ngờ. Dự tính, chu kỳ tác chiến liên tục của biên đội máy bay điều khiển này là 72 giờ, trong đó bao gồm thực hiện hành động tác chiến, tiếp dầu nhanh, bổ sung đạn dược và thay đổi trận địa.
Ưu điểm của biện pháp sử dụng chiến thuật tác chiến mới này là nâng cao tính bất ngờ, tính linh hoạt và tốc độ thực hiện hành động tác chiến. Theo các chuyên gia quân sự, biện pháp tác chiến mới này rất dễ cho công tác bảo đảm, vì nó không cần bố trí trước các chi đội máy bay điều khiển chiến đấu và phân đội bảo vệ tại các căn cứ không quân.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor
Theo một quan chức không quân Mĩ, chiến thuật này đã được áp dụng ở nhiều căn cứ không quân Hoa Kỳ. Khác với chiến thuật thông thường yêu cầu sử dụng biên đội máy bay điều khiển chiến đấu số lượng lớn, chiến thuật tác chiến mới không cần số lượng lớn máy bay chiến đấu, hơn nữa biên đội này tác chiến từ các sân bay nhỏ, hạn chế về số lượng máy bay.
Quá trình xây dựng chiến thuật mới được tiến hành với cả quân nhân đang tại ngũ và quân nhân trong lực lượng dự bị của quân đội Mĩ. Đợt huấn luyện chiến thuật mới đã được triển khai vào ngày 9 tháng 10 vừa qua, với bài tập bay thử phá hủy mục tiêu giả định tại Tây Thái Bình Dương.
Phân đội chiến thuật mới được tạo thành bởi 4 chiếc máy bay điều khiển chiến đấu F-22, 1 chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 “Globemaster Ⅲ” và 1 nhân viên bảo dưỡng đã được huấn luyện chuyên môn chiến thuật mới này. Trong quá trình thử nghiệm, biên đội F-22 bay chiến thuật qua vùng trời Bắc Cực, sau đó từ hướng bất ngờ tấn công vào mục tiêu.
Bài viết liên quan
gfhff